Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam

nhansamPanaxovietnam

Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam

Chi nhân sâm - Panax L,. thuộc họ Nhân sâm hay Ngũ gia - ARALIACEAE, gồm 6 loài phân bố ở Bắc Mỹ và Đông á . ở nước ta, N.T. Skvortsova nêu 3 loài; Phạm Hoàng Hộ nêu 4 loài. Gần đây các tác giả Tên cây rừng Việt Nam bổ sung thêm 1 loài. Tên các loài Panax ở các sách cũng khác nhau. Chúng ta chưa có một chuyên khảo Thực vật chí nào về họ Nhân sâm để có nguồn hiểu, trích dẫn đúng. CTQ sẽ giới thiệu trong nhiều kỳ bài viết này của TS Võ Văn Chi để bạn đọc tham khảo.

Chi nhân sâm - Panax L,. thuộc họ Nhân sâm hay Ngũ gia - ARALIACEAE, gồm 6 loài phân bố ở Bắc Mỹ và Đông á . ở nước ta, N.T. Skvortsova nêu 3 loài; Phạm Hoàng Hộ nêu 4 loài. Gần đây các tác giả Tên cây rừng Việt Nam bổ sung thêm 1 loài. Tên các loài Panax ở các sách cũng khác nhau. Chúng ta chưa có một chuyên khảo Thực vật chí nào về họ Nhân sâm để có nguồn hiểu, trích dẫn đúng. CTQ sẽ giới thiệu trong nhiều kỳ bài viết này của TS Võ Văn Chi để bạn đọc tham khảo.

 

Sâm Nhật

 

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushy

P. Vietnamensis Dung et Grushy

 

Năm 1970, Phạm Hoàng Hộ đã công bố một loài Panax với tên Panax Schinseng Nees var.japonicum Mark, được gọi là Sâm Nhật, mọc ở rừng dày ẩm, núi Lang Bian, có hoa vào tháng 5.

 

Vào tháng 3 năm 1973, các dược sĩ Đào Kim Long (nguyên giáo viên Trường đại học Dược Hà Nội) và Nguyễn Châu Giang, cán bộ Phòng Dược liệu Ban dân y 5 đã tìm thấy một loài cây giống như Tam thất, cũng không giống loài Sâm Nhật nêu trên. Tên được đặt cho loài sâm mới là Sâm khu 5, Sâm đốt trúc.

Chúng tôi đã đến núi Ngọc Linh tìm hiểu về môi trường phân bố và thu mẫu loài này. Từ năm1981 về sau, chúng tôi cũng đã nhiều lần lên núi Lang Bian tìm lại loài Sâm Nhật nhưng cũng không tìm thấy. Vấn đề tên khoa học của Sâm khu 5 trong nhiều năm bị bỏ ngỏ cho đến năm 1985 mới được Hà thị Dụng và

I.V. Grushvitoky công bố tên là Panax vietnamensis Ha et Grushy. Tên Sâm Việt Nam có từ đó.

 

Năm 1993, trong bộ Cây cỏ Việt Nam, tên loài Sâm Nhật được công bố lại với tên Panax japonicus (Nees) Mayer ghi nhận có ở Lang Bian và Kom Tum, có hoa tháng I-V.

 

Gần đây, năm 2000, trong bộ sách Cây cỏ Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ lại giới thiệu 2 loài: 6053. Panax japonicus (Nees) Mayer - Sâm Nhật, phân bố ở Kom Tum, Lang Bian, có hoa tháng 1-5, có tác dụng bổ, làm máu không đặc, trị xáo trộn đường tiêu hoá, ho, lợi đàm và 6055. Panax vietnamensis Dung et Grushy - Sâm Việt, phân bố ở Gia Lai, Kom Tum. Vấn đề có hay không có loài Trúc tiết sâm Panax japonicus C.A.Mey, ở Việt Nam, cũng chưa được thẩm tra cẩn thận. Nhưng một loài Panax mới đặc hữu của Việt Nam đã được công bố chính thức làm giàu cho Thực vật chí nước ta. Đó là cây thuốc quý được các nhà Dược học đầu tư nghiên cứu từ năm 1978 và thu được nhiều kết quả khả quan.

 

Sâm Ngọc Linh


Tên thường gọi: Sâm Việt Nam, Sâm Ngọc Linh, Sâm khu 5, Sâm Việt, Nhân sâm Việt Nam.

 

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi lên tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại, trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ Nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hàng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân, cuống lá kép dài 6-12cm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm, lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm có lông ở cả i hai mặt, gân bên 10 đôi hình lông chim, gân nhỏ thành mạng.

 

Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính, mỗi tán có 50-120 hoa, cuống dài 1-1,5cm, lá dài 5, hợp thành ống hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhuỵ. Quả nang màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh. Hạt 1-2, hình thận màu trắng hay vàng nhạt.

 

Phân bố: Chỉ mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện Đắk Tô, Đăk Glei, Trà Mi thuộc hai tỉnh Kom Tum và Quảng Nam.

 

Sinh thái: Cây mọc ở độ cao từ 1500m đến 2100m.ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám rộng dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn. Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 7-9.

 

Tính vị: Có vị đắng kéo dài, không độc.

 

Công dụng: Nhiều công trình nghiên cứu về hoá học đã khẳng định giá trị của cây Sâm Việt Nam, dùng như Nhân sâm làm thuốc bổ tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết...Nhiều chế phẩm từ Sâm Việt Nam đã được lưu hành.

 

Tuy nhiên, do được thông tin về giá trị của Sâm này mà nhiều tư thương và người dân đã vơ vét tài nguyên, làm cho trữ lượng Sâm giảm sút mạnh, lượng cây tái sinh tự nhiên giảm hẳn.

 

Gần đây, Viện Dược liệu đã cùng tỉnh Quảng Nam khôi phục các vùng Sâm để có kế hoạch phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước

 

TS. Võ Văn Chi _ CTQ số 04

Sưu tầm

Liên hệ ngay để được giá sỉ yến sào tốt nhất trên thị trường
0935878868 (Miss Ngọc)

Các bài viết cùng mục

    5e26787a9213f1fbdaac285b8c25322c
    Nhân sâm và sức khỏe

    Tin cập nhật: 21/10/2011

    Từ lâu, người dân đã có thói quen dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm có mấy loại, tác dụng cụ thể ra sao, phòng chữa những bệnh gì thì không phải ai ...
    Nhân sâm và sức khỏe xem tiếp
    sam1
    Trẻ em có được dùng nhân sâm

    Tin cập nhật: 17/10/2011

    Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát, bởi thế dùng cho trẻ là rất hợp lý bởi vì chúng đang ở trong thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng nhiệt ...
    Trẻ em có được dùng nhân sâm xem tiếp
    326418
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc

    Tin cập nhật: 12/10/2011

    Cây thương lục Mỹ có củ to rất giống củ sâm khiến nhiều người lầm tưởng đó là cây sâm. Điều này rất nguy hiểm bởi thương lục Mỹ là cây có độc ở tất cả các bộ phận.
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc xem tiếp
    nhan_sam
    Một số dược liệu mang tên Sâm

    Tin cập nhật: 23/09/2011

    Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các ...
    Một số dược liệu mang tên Sâm xem tiếp
    snlvuonsam
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam

    Tin cập nhật: 28/07/2011

    Tên khác: Sâm Việt Nam, Sâm Việt, Sâm Ngọc Linh, Sâm khu 5, Sâm trúc, Sâm đốt trúc, Trúc tiết nhân sâm, Củ ngải rọm con, Cây thuốc dấu.
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam xem tiếp
    nhansambonhuthenao
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 15/06/2011

    Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo "Những cây thuốc và vị thuốc quý". Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm ...
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm xem tiếp
    60883_240
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả

    Tin cập nhật: 13/06/2011

    Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm giả, nhân sâm thật.
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả xem tiếp
    nhan_sam_kho_1
    Hồng Sâm khô

    Tin cập nhật: 10/06/2011

    Các sản phẩm củ/rễ được làm từ hồng sâm 6 tuổi được canh tác ở những khu vực không bị ô nhiễm. Các sản phẩm này là những sản phẩm chất lượng cao cấp được sản xuất ở nhà máy sản ...
    Hồng Sâm khô xem tiếp
    nhan_sam_1
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2)

    Tin cập nhật: 02/06/2011

    Kết quả nghiên cứu dược lý Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”. Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã ...
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2) xem tiếp
    nhan_sam_1
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1)

    Tin cập nhật: 02/06/2011

    Nhân sâm có nhiều tác dụng: Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một ...
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1) xem tiếp
    nhan_sam
    Bảo quản Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 30/05/2011

    Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang ...
    Bảo quản Nhân Sâm xem tiếp
Quảng cáo