Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2)

nhan_sam_1

Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2)

Kết quả nghiên cứu dược lý


Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”.
Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng làm giảm mệt của nhân sâm, Lý Thời Trân trong sách “Bản thảo cương mục” (thế kỷ 16) có ghi: cho hai người cùng chạy, một người ngậm nhân sâm, một người không, sau khi chạy độ 3 – 5 dặm, người không ngậm nhân sâm thở mạnh, còn người ngậm nhân sâm thở bình thường.
Trong các năm 1949 – 1951, tại Nga, GS. Abramova làm thí nghiệm theo phương pháp: cho chuột nhắt lội nước và nhận thấy: nhân sâm có tác dụng làm đỡ mệt. Năm 1947, GS. Lazarev đã nghiên cứu và kết luận, nhân sâm có tác dụng làm hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể làm đỡ mệt. Năm 1955, Drake theo phương pháp của GS. Zacuxov đã chứng minh, với liều điều trị của nhân sâm có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của thần kinh và làm nhanh chuyển động của thần kinh, nhưng liều cao quá có thể gây hiện tượng quá trấn tĩnh.

 

Tác dụng trên huyết áp và tim: các nhà nghiên cứu Nga đã nghiên cứu nước sắc và cồn nhân sâm và kết luận, tác dụng của dung dịch nước và dung dịch rượu của nhân sâm như sau: dùng dung dịch 5%, 10% và 20% nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và mèo thấy tác dụng hạ huyết áp, nồng độ càng cao tác dụng ức chế trên tim càng mạnh, nhưng nếu nồng độ thấp thì co bóp tim mạch và số lần co bóp càng tăng. Do đó, họ đã kết luận, nhân sâm có hai hướng tác dụng trên thần kinh thực vật, liều nhỏ tác dụng như thần kinh giao cảm, liều lớn có tác dụng như thần kinh phế vị.

 

Tác dụng trên hệ hô hấp: năm 1947, GS. Burkrat và GS. Xakxopov đã cho biết: dùng 0,3 – 0,5 ml dung dịch nhân sâm 20% tiêm vào tĩnh mạch mèo, kết quả cho thấy, nhân sâm làm hưng phấn hô hấp. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản và Trung Quốc trước đó đã thử nghiệm tiêm vào tĩnh mạch thỏ chất ginsenin: liều nhỏ làm tăng hô hấp, liều cao có tác dụng ngược lại, nếu tiêm acid panax hay chất panaxen cũng thấy tác dụng như vậy.

 

Tác dụng đối với chuyển hóa cơ bản: năm 1922, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu tác dụng của bột nhân sâm và chất tan trong cồn của nhân sâm (uống và tiêm) đối với bệnh đường huyết cao trên thỏ, kết quả: nhân sâm có tác dụng rõ rệt làm hạ đường huyết. Năm 1954 và 1956, một số tác giả Trung Quốc cũng xác nhận tác dụng hạ đường huyết của nhân sâm. Trên lâm sàng, BS. Khâu Trần Ba (năm 1955) nhận thấy, nếu dùng nhân sâm chung với insulin thì thời gian hạ đường được kéo dài và chữa được bệnh.

 

Tác dụng đối với sự sinh trưởng của động vật: cho uống hoặc tiêm thuốc bào chế bằng nhân sâm, hay các chất lấy từ nhân sâm trên một số động vật, so sánh với số không dùng nhân sâm, thấy trọng lượng con vật tăng lên, thời gian giao cấu của chúng kéo dài, hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt.

 

Tác dụng đối với sức chống đỡ bệnh tật: những thí nghiệm của GS. Daugolnikov (1950 – 1952), GS. Brekman, GS. Phruentov (1954 – 1957) và GS. Abramow (1953) cho biết, nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật. Nhân sâm có tác dụng phòng chữa bệnh loét dạ dày và viêm cơ tim trên thực nghiệm.

 

Ứng dụng lâm sàng

 

Dùng nhân sâm điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nguy kịch: khí thoát, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm vi tế hoặc trường hợp chảy máu nhiều, gây choáng (suy tuần hoàn cấp), dùng nhân sâm để ích khí cứu thoát, hồi dương cứu nghịch, tùy tình hình chọn các bài:

 

Độc sâm thang: nhân sâm 4 – 12 g, chưng cách thủy cho uống, nên uống nhiều lần.

 

Sâm phụ thang: nhân sâm 3 – 6 g, phụ tử chế 4 – 16 g, sắc uống 6 lần. Đối với trường hợp dương hư chân tay lạnh (choáng trụy tim mạch) cần thực hiện đông, tây y kết hợp cấp cứu.

 

Cấp cứu trẻ sơ sinh trạng thái nguy kịch: mỗi ngày dùng nhân sâm xắt mỏng 3 – 5 g (tương đương 1 g/kg cân nặng/ngày) cho nước 40 – 50 ml chưng 30 phút, uống cứ 3 giờ 1 lần (nhỏ giọt vào miệng), mỗi lần 5 ml, 1 liệu trình 4 – 6 ngày, dài là 10 ngày có phối hợp tây y cấp cứu, thử nghiệm theo dõi 10 ca đều khỏi. Thường sau 2 – 3 lần uống nhân sâm, các triệu chứng đều được cải thiện trên lâm sàng.

 

Dùng hồng sâm 30 g sắc nước cho uống liên tục đồng thời châm bách hội, hai kim hướng trước sau, cấp cứu 10 ca choáng do mất máu có tác dụng nâng huyết áp.

 

Dùng nhân sâm, mạch môn, ngũ vị chế thành thuốc tiêm sinh mạch (hàm lượng mỗi ml có 0,57 g thuốc sống), mỗi lần tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 – 4 ml có kết quả tốt đối với nhồi máu cơ tim và choáng do tim.

 

Trị chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài do tỳ vị hư nhược: dùng phối hợp với bạch truật, bạch linh.

 

Tứ quân tử thang: nhân sâm 4 g, bạch truật 12 g, bạch linh 12 g, cam thảo 4 g, sắc uống.

 

Trị các loại bệnh phổi: như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, dùng bài nhân sâm định suyễn thang: nhân sâm 8 g (gói sắc riêng), thục địa 20 g, thục phụ phiến 12 g, hồ đào nhục 16 g, tắc kè 8 g, ngũ vị tử 8 g, sắc uống.

 

Nhân sâm hồ đào thang: nhân sâm 4 g, hồ đào nhục 12 g, sắc uống trị chứng hư suyễn.

 

Trị bệnh cảm ở người vốn khí hư: dùng bài sâm tô ẩm (cục phương): nhân sâm 4 g (sắc riêng), tô diệp 12 g, phục linh 12 g, cát căn 12 g, tiền hồ 4 g, bán hạ (gừng chế) 4 g, trần bì 4 g, chỉ xác 4 g, cát cánh 4 g, mộc hương 3 g (cho sau), cam thảo 3 g, sinh khương 3 lát, đại táo 2 quả, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

 

Trị chứng thiếu máu: dùng các bài bổ huyết như tứ vật thang, đương quy bổ huyết thang, gia thêm nhân sâm kết quả tốt hơn.

 

Trị tiểu đường: thường dùng các thuốc tư âm bổ thận như: thục địa, kỷ tử, thiên môn, sơn thù nhục, dùng bài tiêu khát ẩm: cát lâm sâm 8 g (sắc riêng), thục địa 24 g, kỷ tử 16 g, thiên môn đông 12 g, sơn thù nhục 12 g, trạch tả 16 g, sắc uống.

 

Dùng độc vị nhân sâm uống: theo một nghiên cứu dùng cao lỏng nhân sâm mỗi lần uống 0,5 ml, ngày 2 lần, liệu trình tùy tình hình bệnh, nếu bệnh nhẹ kết quả rõ, có thể làm hạ đường huyết 40 – 50 mg%, ngưng thuốc có thể kéo dài thời gian ổn định trên 2 tuần, đối với thể trung bình tác dụng hạ đường huyết không rõ, nhưng triệu chứng chung được cải thiện như khát nước giảm, đỡ mệt mỏi.

 

Trị liệt dương: một nghiên cứu đã dùng nhân sâm trị 27 bệnh nhân, chức năng tình dục được hồi phục hoàn toàn ở 15 bệnh nhân, 9 bệnh nhân chuyển biến tốt, 3 bệnh nhân không kết quả. Ngoài ra, có thể dùng uống nước chiết xuất 500 mg mỗi ngày để trị các trường hợp: liệt dương, tảo tiết, phóng tinh yếu, tình dục giảm, đều có kết quả nhất định.

 

Trị cao huyết áp và xơ vữa động mạch: các nhà khoa học Nga dùng cồn 20% nhân sâm, mỗi lần 20 giọt điều trị cho nhiều bệnh nhân, ngày 2 lần, đối với các chứng huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đau thắt tim, thần kinh tim và hở van tim, đều có kết quả nhất định như cảm giác dễ chịu, bớt khó thở, bớt đau thắt tim, bớt đau đầu, ngủ tốt, điện áp sóng T và R được nâng cao. Ngưng thuốc 6 – 9 tháng, bệnh tình vẫn ổn định.

 

Nhân sâm có tác dụng làm giảm mỡ trong máu ở người già, nhất là đối với triglycerid, 80% người được thử nghiệm cảm thấy thể lực và trí lực đều tăng, 54% mất ngủ được cải thiện, 40% chứng tinh thần trầm cảm giảm, rối loạn sắc tố da ở người già được cải thiện, bớt rụng tóc.

 

Dùng trị chứng suy thượng thận (addison): do nhân sâm có tác dụng kháng lợi niệu, nên ảnh hưởng tới chuyển hóa của nước muối như hormon vỏ thượng thận gluco-corticoid. Theo báo cáo của Vương Bản Tường, theo dõi 18 ca, bệnh nhân addison được cho uống cồn chiết xuất thân lá nhân sâm 20% (tương đương 0,5 g thuốc sống/ml); liều 20 – 30 ml, mỗi ngày uống 3 lần và tăng dần liều đến 150 – 300 ml mỗi ngày. Liệu trình bình quân 121 ngày. Sau điều trị, bệnh nhân lên cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết lên, natri huyết thanh tăng. Thử nghiệm nước corticoid và ACTH đều được cải thiện, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân sớm và ở giai đoạn bù trừ có kết quả tốt, có thể hồi phục khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp với corticoid có giảm liều.

 

Dùng trị tỳ hư trẻ em: theo báo cáo của Từ Hỷ Mai, dùng hồng sâm chữa cho 10 trẻ em nằm viện có các triệu chứng đần độn, ra mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, vàng bủng. Điều trị theo phác đồ chung, dùng hồng sâm theo liều: trẻ dưới 3 tuổi: hồng sâm 3 g sắc được 30 ml; trẻ trên 3 tuổi: sắc lấy 60 ml dùng thêm đường mía, chia 2 lần uống trong ngày, một liệu trình 7 – 14 ngày. Thuốc có tác dụng làm trẻ ăn ngon, hết mồ hôi, lên cân, sắc mặt tươi hơn.

 

Trị bệnh động mạch vành: theo báo cáo của BS. Dụ Hương Quần, dùng hồng sâm chế thành dịch, tiêm hàm lượng 200 mg/2 ml/ống; dùng 6 – 10 ml thuốc trộn với 40 ml gluco 10% tiêm tĩnh mạch, ngày 1 – 2 lần. Tác giả theo dõi 31 ca: đau thắt tim có kết quả 93,54%, điện tâm đồ được cải thiện.

 

Trị chứng giảm bạch cầu: chiết xuất saponin từ thân, rễ, lá nhân sâm chế thành viên, mỗi lần dùng 50 – 100 mg, ngày uống 2 – 3 lần. Một thử nghiệm trị 38 ca hạ bạch cầu do hóa liệu, tỷ lệ kết quả 87%, trên súc vật thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng tăng bạch cầu rõ rệt và có khả năng kích thích.

 

Trị viêm gan cấp: theo báo cáo của các nhà khoa học Nga, uống cao lỏng nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh hơn và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính.

 

Theo GS. DƯƠNG NẠI NGẠN – Khoa Học Phổ Thông

 

Liên hệ ngay để được giá sỉ yến sào tốt nhất trên thị trường
0935878868 (Miss Ngọc)

Các bài viết cùng mục

    nhansamPanaxovietnam
    Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam

    Tin cập nhật: 17/11/2011

    Chi nhân sâm - Panax L,. thuộc họ Nhân sâm hay Ngũ gia - ARALIACEAE, gồm 6 loài phân bố ở Bắc Mỹ và Đông á . ở nước ta, N.T. Skvortsova nêu 3 loài; Phạm Hoàng Hộ nêu 4 loài. Gần đây các tác giả Tên ...
    Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam xem tiếp
    5e26787a9213f1fbdaac285b8c25322c
    Nhân sâm và sức khỏe

    Tin cập nhật: 21/10/2011

    Từ lâu, người dân đã có thói quen dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm có mấy loại, tác dụng cụ thể ra sao, phòng chữa những bệnh gì thì không phải ai ...
    Nhân sâm và sức khỏe xem tiếp
    sam1
    Trẻ em có được dùng nhân sâm

    Tin cập nhật: 17/10/2011

    Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát, bởi thế dùng cho trẻ là rất hợp lý bởi vì chúng đang ở trong thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng nhiệt ...
    Trẻ em có được dùng nhân sâm xem tiếp
    326418
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc

    Tin cập nhật: 12/10/2011

    Cây thương lục Mỹ có củ to rất giống củ sâm khiến nhiều người lầm tưởng đó là cây sâm. Điều này rất nguy hiểm bởi thương lục Mỹ là cây có độc ở tất cả các bộ phận.
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc xem tiếp
    nhan_sam
    Một số dược liệu mang tên Sâm

    Tin cập nhật: 23/09/2011

    Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các ...
    Một số dược liệu mang tên Sâm xem tiếp
    snlvuonsam
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam

    Tin cập nhật: 28/07/2011

    Tên khác: Sâm Việt Nam, Sâm Việt, Sâm Ngọc Linh, Sâm khu 5, Sâm trúc, Sâm đốt trúc, Trúc tiết nhân sâm, Củ ngải rọm con, Cây thuốc dấu.
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam xem tiếp
    nhansambonhuthenao
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 15/06/2011

    Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo "Những cây thuốc và vị thuốc quý". Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm ...
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm xem tiếp
    60883_240
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả

    Tin cập nhật: 13/06/2011

    Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm giả, nhân sâm thật.
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả xem tiếp
    nhan_sam_kho_1
    Hồng Sâm khô

    Tin cập nhật: 10/06/2011

    Các sản phẩm củ/rễ được làm từ hồng sâm 6 tuổi được canh tác ở những khu vực không bị ô nhiễm. Các sản phẩm này là những sản phẩm chất lượng cao cấp được sản xuất ở nhà máy sản ...
    Hồng Sâm khô xem tiếp
    nhan_sam_1
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1)

    Tin cập nhật: 02/06/2011

    Nhân sâm có nhiều tác dụng: Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một ...
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1) xem tiếp
    nhan_sam
    Bảo quản Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 30/05/2011

    Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang ...
    Bảo quản Nhân Sâm xem tiếp
Quảng cáo