"Yến vua" bị lợi dụng

yen_vua_bi_loi_dung

"Yến vua" bị lợi dụng

Thị trường tiêu thụ yến lớn nhất thế giới là Hồng Kông, rồi đến Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu và những nơi có nhiều người Hoa sinh sống

Theo tài liệu của CITES, đàn chim yến của Việt Nam khoảng 750.000 con, trong khi Indonesia có đến 4,5 triệu con; nhưng chất lượng và giá bán yến sào Việt Nam cao nhất thế giới, riêng “yến vua” Khánh Hoà luôn luôn đứng ở vị trí đầu bảng. Năm 2010 tại “chợ” yến Hồng Kông, mặt bằng giá thu mua yến nhà (xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan...) khoảng từ 1.500USD - 1.700USD/kg, yến hàng Việt Nam giá xấp xỉ từ 2.000USD - 3.000USD/kg. Riêng “yến vua” Khánh Hoà lên đến 3.500USD/kg. Giá yến hồng và yến huyết từ 5.000USD/kg đến 6.000USD/kg, nhưng Hội An đã không còn 2 loại yến này từ trên 10 năm nay và Khánh Hoà cũng chỉ còn rất ít.

 

Nguồn lợi thiên nhiên yến sào của Việt Nam tập trung ở ba nơi là Nha Trang, Hội An và Quy Nhơn với tổng sản lượng mỗi năm xấp xỉ 3.000 - 4.000kg.

 

Trước đây, kinh tế eo hẹp, rất ít người có điều kiện dùng yến sào, khoảng 90% sản lượng yến sào của Việt Nam ưu tiên để xuất khẩu, thị trường nội địa hầu như không có sẵn, việc tìm mua tổ yến rất khó khăn. Từ năm 2005 trở lại đây, đời sống phát triển khá ổn định, người tiêu dùng cũng nhận thức đầy đủ hơn về các loại thức ăn bổ dưỡng có nguồn gốc thiên nhiên, nhu cầu sử dụng yến hằng ngày càng tăng.

 

Trứng và tổ chim yến. Ảnh: B.C
Trứng và tổ chim yến. Ảnh: B.C

 

Trong khi đó, do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu trái đất nóng lên và cả sự khai thác tổ yến đến cạn kiệt, khiến cho đàn chim yến nhanh chóng suy giảm, một số đảo yến ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Côn Đảo... không còn chim. Rất ngẫu nhiên, trong khoảng thời gian ấy “phong trào” nuôi chim yến bắt đầu phát triển ở các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

 

Do tự phát hình thành, không có cơ quan đầu mối quản lý nên đến thời điểm này không ai biết chính xác tổng số “ngôi nhà yến” hiện có, càng không rõ có bao nhiêu ngôi nhà đã có chim làm tổ; vậy nên các cấp chính quyền mù tịt thông tin về sản lượng yến nhà và không thể đánh giá hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta. Chỉ biết rằng, sau thành công của Công ty yến sào Khánh Hoà, không ít người "khăn gói” sang tận Indonesia tìm thầy, học việc, ở miền Trung hiện có 3-4 đơn vị chuyên doanh “công nghệ làm nhà yến và chuyển giao kỹ thuật chiêu dụ chim yến nhà”.

 

TS Nguyễn Khoa Diệu Thu - người đầu tiên có công giới thiệu nghề nuôi chim yến tại Việt Nam - nhận xét: “Đầu tư xây dựng một ngôi nhà yến xấp xỉ 1 tỉ đồng và 2-3 năm sau được xem là thành công khi đã có ít nhất 300 con chim yến bay về làm tổ. Mỗi đôi chim thường làm tổ mỗi năm ba lần (3 tổ). Đàn chim yến phát triển theo cấp số nhân, nhưng cứ 10 tổ, mới được thu hái 1-2 tổ, nếu khai thác nhiều hơn, chim sẽ bỏ đi nơi khác. Bình quân 1kg yến sào khoảng 70-100 tổ, giá bán sỉ từ 36-38 triệu đồng. Trong thực tế, tỉ lệ rủi ro là 50%, vì vậy nhiều người đã tiêu tốn không ít tiền của, công sức với hy vọng có thể giàu nhanh nhờ nuôi chim yến, nhưng không phải ai cũng thành công”.

 

Tôi nhẩm tính: Giá yến đảo gấp 2 lần yến nhà, người tiêu dùng trong nước đang có xu hướng kết hợp đi du lịch với mua sắm. Nha Trang - Khánh Hoà không chỉ nổi tiếng là trung tâm du lịch biển đảo mà còn được sử sách lưu danh “xứ trầm, biển yến”. Thật dễ hiểu vì sao giới kinh doanh yến sào trong nước tranh thủ nhập khẩu yến nhà và vì sao mọi “đối thủ cạnh tranh” đều tìm cách thâm nhập thị trường Khánh Hoà.

 

Lại nhớ, ThS Lê Hữu Hoàng khuyến cáo: “Thị trường nội địa chỉ có duy nhất 1 loại yến huyết xuất xứ tại đảo yến Khánh Hoà và số lượng có hạn, người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại sản phẩm mạo danh khác”. Với yến ngoại, chỉ cần Bộ Công Thương không cấp phép cho DN nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được (để xuất khẩu) là có thể đẩy lùi.

Siêu thị yến sào

Liên hệ ngay để được giá sỉ yến sào tốt nhất trên thị trường
0935878868 (Miss Ngọc)

Các bài viết cùng mục

Quảng cáo